Kiến thức nhượng quyền

4 mô hình nhượng quyền thương hiệu mà bạn nên biết

konni39

21/09/2023

Các mô hình nhượng quyền thương hiệu hiện nay tại Việt Nam đang dần chứng minh được sức hút khi liên tiếp mở rộng ra nhiều lĩnh vực như nhà hàng, cửa hàng tiện lợi, thời trang, … Vậy mô hình nhượng quyền là gì? Có bao nhiêu loại mô hình nhượng quyền? Ưu nhược điểm của chúng? Cùng Konni39 tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

I. Tìm hiểu về mô hình nhượng quyền thương hiệu

1. Mô hình nhượng quyền thương hiệu là gì?

Mô hình nhượng quyền có thể hiểu đơn giản là một hình thức kinh doanh áp dụng khi một tổ chức/doanh nghiệp cho phép bên thứ ba tổ chức hoạt động kinh doanh dưới cái tên thương hiệu của bên mình, đổi lại là hình thức thu phí hoặc chia lợi nhuận thì theo thỏa thuận của đôi bên.

Hiện ở Việt Nam, thị trường chuyển nhượng đang rất phát triển với các hình thức đa dạng trên nhiều ngành nghề khác nhau như F&B, FMCG, chăm sóc sắc đẹp, …

Trong mô hình nhượng quyền có hai bên chính là bên chuyển nhượng thương hiệu và bên mua thương hiệu.

Nhượng quyền đòi hỏi sự hợp tác chắc chắn giữa hai bên

Các bân nhượng quyền thương hiệu có những lợi ích và nghĩa vụ riêng biệt

2. Bên nhượng quyền

Bên bán mô hình nhượng quyền có thể là một cá nhân/tổ chức/công ty đang sở hữu và làm chủ một giải pháp kinh doanh. Bên bán thương hiệu sẽ cấp phép sử dụng các sản phẩm trí tuệ của công ty như nhãn hiệu hay mô hình và công thức kinh doanh tùy theo thỏa thuận giữa hai bên.

Konni39 đóng vai trò là bên nhượng quyền, chịu trách nhiệm trong việc hỗ trợ và giúp đỡ các chủ cửa hàng trong các công việc chiến lược chung như đào tạo, thiết lập cửa hàng, quảng cáo và phát triển mô hình kinh doanh của mình …

3. Bên nhận nhượng quyền

Bên nhận lại mô hình nhượng quyền thường là một cá nhân mua lại quyền bán hàng hóa/dịch vụ cùng quyền được kinh doanh dưới cái tên thương hiệu sẵn có của bên nhượng quyền.

Việc nhận được quyền cho phép kinh doanh giúp cho nhà đầu tư phải bỏ một khoản phí nhỏ hơn so với tự mở cửa hàng trong khi được quyền kinh doanh dựa trên danh tiếng sẵn có thay vì phải bắt đầu lại từ con số không. Bên cạnh đó bên nhận quyền cũng nhận được sự trợ giúp từ bán mô hình trên cả vấn đề kinh doanh và duy trì doanh thu cửa hàng.

Tìm hiểu thêm: Lĩnh vực nhượng quyền thương hiệu tiềm năng

II. Các mô hình nhượng quyền kinh doanh

Để có các hướng phát triển tối ưu phù hợp với cả doanh nghiệp lẫn cá nhân kinh doanh, mỗi mô hình nhượng quyền sẽ cung cấp một giải pháp phát triển khác nhau tùy vào từng ngành hàng và hoàn cảnh bạn lựa chọn để kinh doanh. Tính đến nay có đến 4 loại mô hình nhượng quyền được xây dựng để tùy theo từng nhu cầu của chủ cửa hàng.

1. Mô hình nhượng quyền kinh doanh toàn diện (Full Business Format Franchise)

Đúng như tên gọi của nó, nhượng quyền toàn diện chỉ về sự kết nối chặt chẽ giữa bên bán và bên nhận quyền thông qua các thỏa thuận hợp đồng (Có thể dài đến 30 – 40 năm) nhượng quyền thương hiệu. Trong trường hợp này, bên mua sẽ được nhượng ít nhất 4 “quyền” sở hữu sản phẩm trí tuệ quan trọng của bên kia bao gồm:

  • Mô hình kinh doanh: Bao gồm chiến lược, mô hình vận hành, mô hình quản lý, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách đào tạo, …
  • Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh: Đây là điểm sáng tạo tạo sự khác biệt giữa các thương hiệu.
  • Hệ thống thương hiệu: Bao gồm tên, bộ nhận diện thương hiệu, …
  • Sản phẩm/dịch vụ.
Mô hình kinh doanh nhượng quyền toàn phần

Mô hình toàn phần tạo sự kết nối chặt chẽ giữa cả hai bên

Người đăng ký loại hình thức kinh doanh chuyển nhượng thương hiệu này sẽ phải trả tiền cho ít nhất hai loại Phí nhượng quyền ban đầu và phí hoạt động. Ngoài ra, họ cũng sẽ phải trả các khoản phí khác đi kèm tùy theo thỏa thuận của hai bên.

2. Mô hình nhượng quyền kinh doanh không toàn diện (Non-Business Format Franchise)

Mô hình nhượng quyền không toàn phần sẽ bớt đi sự “gắn kết” hơn giữa hai bên, bởi lẽ phương thức này có sự hạn chế giữa các sản phẩm trí tuệ bên nhận quyền được phép tiếp cận và kế thừa từ bên bán nhượng, bao gồm:

  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm: Bên mua sẽ như một bên thứ ba phân phối các sản phẩm đến tay khách hàng khác hoặc người dùng. Đây là cách mà bên Cafe Trung Nguyên thường lựa chọn khi tìm các đối tác lựa chọn mô hình nhượng quyền bên họ.
  • Chuyển giao công thức sản xuất và tiếp thị: Ở mức độ cao hơn, bên nhận quyền sẽ được cấp phép kinh doanh sản phẩm/dịch vụ đó cùng với sự hỗ trợ về các event, quảng cáo (Trong khoảng thời gian tùy thỏa thuận hợp đồng). Cách này sẽ được các bên như Mixue ưu tiên.
  • Cấp phép sử dụng thương hiệu: Ở mức độ này, bên sở hữu mô hình sẽ được cấp cho phép kinh doanh dưới tên thương hiệu, nhưng với điều kiện là ở các ngành hàng khác nhau. Thấy rõ nhất là thương hiệu Disney với các sản phẩm đồ chơi quen thuộc.
  • Mô hình nhượng quyền dùng chung tên thương hiệu: Loại hình này phù hợp với các công ty cung cấp chính là các dịch vụ chuyên môn như KPMG.
Kinh doanh với mô hình không toàn diện

Mô hình không toàn diện giới hạn khả năng tiếp cận của người mua hơn

3. Mô hình nhượng quyền tham gia quản lý

Nếu các bạn có dự định mua nhượng quyền từ các thương hiệu dịch vụ đòi hỏi nhiều về chất lượng dịch vụ hay chất lượng nhân lực thì bạn nên chọn loại hình kinh doanh này. Trong hợp đồng tham gia quản lý, bên bán lại sẽ chịu trách nhiệm cung cấp quản lý và bộ phận điều hành doanh nghiệp cho bạn.

Lợi thế của loại hình này chính là giữ nguyên được giá trị hình ảnh thương hiệu trong các chuỗi, lại giúp hỗ trợ tối đa trong việc chuyển giao mô hình kinh doanh, mô hình quản lý, … cho người nhận quyền kinh doanh thương hiệu. Hiện phương pháp nhượng quyền kinh doanh này được thấy nhiều nhất ở ngành nhà hàng, khách sạn tiêu biểu như Marriott hay Mường Thanh.

Hợp tác cùng kinh doanh mô hình phát triển

Tham gia quản lý phù hợp với các ngành dịch vụ chuyên môn cao

4. Mô hình nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

Hình thức này được phát triển khi bên bán muốn tham gia sâu vào việc quản lý và phát triển kinh doanh của bên nhận. Bên bán thương hiệu sẽ can thiệp vào dưới dạng liên doanh bằng cách đầu tư một phần vốn vào các cơ sở có tổ chức hình thức mô hình nhượng quyền.

Mô hình này sẽ thường có lợi cho bên bán thương hiệu khi họ muốn tận dụng mô hình kinh doanh dưới hình thức nhượng quyền để trực tiếp tham gia và điều hướng thị trường. Đây chính là cách mà Five Star Chicken đang thực hiện ở thị trường nhượng quyền tại Việt Nam.

Hợp tác cùng tham gia mô hình kinh doanh

Tham gia đầu tư vốn giúp bên bán có quyền can thiệp sâu

III. Tiềm năng và rủi ro khi áp dụng kinh doanh mô hình nhượng quyền

1. Tiềm năng

Khi bạn mua nhượng quyền kinh doanh của một bên đã có thương hiệu và uy tín sẵn, bạn đã có sẵn một bước đệm xuất phát được phía công ty bán mô hình nhượng quyền chuẩn bị cho chu toàn từ đầu đến cuối, bạn chỉ cần theo công thức sẵn có để thực hiện. Đây chính là nền tảng được bên chủ sở hữu tên thương hiệu nghiên cứu và đúc kết sẵn, thường có sự tham gia của các chuyên gia nên hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ cao.

Thay vì phải chật vật xây dựng lại một chỗ đứng và cái tên thương hiệu trong lòng người mua hàng, giờ đây bạn đã được vạch sẵn một hướng phát triển với tệp khách hàng sẵn có và chủ động. Ngoài ra, với công ty mẹ ngày càng nổi tiếng, các cơ sở đại lý trực thuộc mô hình nhượng quyền cũng được hưởng lợi và thoải mái hoạt động hơn so với các cửa hàng tự doanh ở bên ngoài.

Các thương hiệu cũng rất chủ động trong việc đón đầu các xu thế và cập nhật nó vào mô hình kinh doanh sao cho phù hợp và phát triển nhất. Mặc dù giới hạn vẫn tùy vào thỏa thuận giữa hai bên, nhưng bên nhượng quyền hiện nay hầu như tìm đủ cách để đáp ứng hết cho một lộ trình phát triển của một đại lý mới bên họ.

Konni39 – một thương hiệu với sứ mệnh làm cầu nối, đưa các mặt hàng tiêu dùng nhanh Nhật Bản đến trực tiếp tay người dùng Việt Nam mà vẫn đảm bảo được chất lượng và công dụng. Để đưa hình ảnh của cừa hàng đến nhiều người tiêu dùng, Konni39 đã lựa chọn mô hình nhượng quyền hình ảnh và sản phẩm. Biết rõ tầm quan trọng của từng đại lý trong mục tiêu phát triển, Konni39 cập nhật các chính sách nhượng quyền theo từng tuần, với các điều mục sao cho có lợi với đại lý nhất:

  • Bộ bài giảng 10 năm thực chiến thành công trên thị trường bán lẻ.
  • 1000+ sản phẩm Nhật xu hướng bán chạy nhất được nhập khẩu trực tiếp ngay tại trụ sở HSC Japan tại Nhật Bản.
  • Layout trưng bày cửa hàng “mèo vẫy khách” duy trì lượng khách ghé thăm quanh năm chỉ có tại Konni39.
  • Tổ chức 100% công tác hậu cần, thi công thiết kế cửa hàng, đồng bộ nhận diện thương hiệu cho chủ doanh nghiệp.
  • Đặc biệt tài trợ khai trường cùng khuyến mãi giảm giá cho 100% chủ đại lý đăng ký nhượng quyền tại Konni39

Nhờ định hướng đúng đắn mà hiện tại Konni39 đã thành công đem sắc đỏ thương hiệu đi khắp mọi miền của Việt Nam.

Mô hình kinh doanh cửa hàng Nhật nội địa của Konni39

Mô hình kinh doanh cửa hàng Nhật nội địa của Konni39

Không chỉ có Konni39, có rất nhiều thương hiệu lựa chọn mô hình kinh doanh này cả trong lẫn ngoài nước đều đẩy mạnh các hoạt động nhượng thương hiệu sao cho tối ưu đối với các khách hàng của họ. Mỗi thương hiệu sẽ đẩy mạnh vào các hoạt động tạo lợi thế như mô hình và công thức phát triển như Trung Nguyên, hay các hoạt động quảng bá truyền thông như Mixue.

“Nhượng quyền thương hiệu là hình thức nhà đầu tư tiếp quản một thương hiệu để kinh doanh dựa trên mô hình nhượng quyền của thương hiệu đó. Đây cũng là ưu điểm lớn nhất cho các nhà kinh doanh vì mang lại hiệu quả cao với một thị trường đã có sẵn hướng phát triển.” Ông Phùng Mạnh Việt – Chủ thương hiệu Effoc Coffee chia sẻ.

2. Rủi ro

Bên cạnh các tiềm năng và cơ hội nhận đem lại, mô hình nhượng quyền cũng đem lại nhiều vấn đề mà các nhà đầu tư cần cân nhắc trước khi bắt đầu tham gia vào thị trường này.

Bạn có thể bỏ ra một khoản phí để mua lại thương hiệu cùng sự hậu thuẫn đắc lực của bên có tiềm lực kinh tế lớn sẵn. Tuy nhiên bạn nên nhớ là dù thỏa thuận là hợp đồng dài hạn, thì việc hỗ trợ đấy cũng sẽ kết thúc khi đến hạn hợp đồng, và khi đó bạn sẽ phải tự “bơi” để phát triển, dù bạn sau khoảng thời gian bạn đã có một vị trí ổn định.

Tuy nhiên khi hợp đồng kết thúc, các bạn cũng cần chuẩn bị luôn các chi phí và một loạt vấn đề phát sinh như chi phí cố định, chi phí nghiên cứu thị trường, chi phí quảng cáo, … để duy trì hoạt động cho cửa hàng của bạn. Để giải quyết vấn đề rất nhiều thương hiệu như Trung Nguyên, Tocotoco, Konni39, … đã đưa ra thêm một giải pháp cho các đại lý của doanh nghiệp, đó chính là tái ký hợp đồng để duy trì thời gian hợp tác.

Ngoài ra, bạn cũng cần tìm hiểu về thương hiệu và thị trường trước khi lựa chọn thương hiệu trước khi đưa ra quyết định tham gia mô hình nào. Bởi hành động này sẽ quyết định xem bạn có gặp phải rủi ro xu hướng không khi đăng ký mua mô hình nhượng quyền.

Gợi nhắc lại thương hiệu đình đám Mixue một thời với xu hướng mô hình nhượng quyền kem 10K nổi lên như một cơn sốt khiến các nhà đầu tư muốn nhanh chóng đăng ký tham gia mở cửa hàng. Rồi nó lại dẫn đến một khủng hoảng khi có quá nhiều các chi nhánh mới mọc lên không được kiểm soát, dẫn đến việc cạnh tranh trực tiếp với nhau. Bởi lẽ, không phải cứ xu hướng là tiềm năng đâu.

3. Vậy các nhà kinh doanh nên làm gì khi quyết định mua mô hình nhượng quyền?

Giữa ngã ba câu hỏi lựa chọn và sở hữu một mô hình thành công hay không? Konni39 chỉ có thể đề xuất cho bạn một số phương hướng phù hợp để các bạn nhìn nhận và đánh giá cho phù hợp với hoàn cảnh đang gặp phải. Nếu vẫn gặp thắc mắc gì thì đừng ngần ngại liên hệ với Konni39 tại đây để được nhận tư vấn miễn phí.

Điều đầu tiên là đừng bao giờ chạy theo trend

Bởi lẽ thị trường đã chứng kiến rất nhiều bài học của mô hình nhượng quyền trendy mà rất nhiều nhà đầu tư mắc phải, từ xa xưa là trà chanh, cho đến giờ là quán trà sữa và gần nhất là Mixue.

Chuẩn bị chi phí lớn

Khi bắt đầu đầu tư hay kinh doanh, bạn nên xác định sẵn rằng các chi phí mới bắt đầu không hề rẻ, và phí nhượng quyền thương hiệu cũng vậy. Bạn sẽ phải đầu tư vào cho các khoản phí như phí bản quyền thương hiệu, phí cơ sở vật chất, phí thuê mặt bằng, phí nhập hàng hóa, … Vì vậy nên tìm hiểu kỹ nhé từng khoản phí trong hợp đồng nhé, đừng quá vội vàng gây ra thiệt hại lớn.

Phát triển theo khuôn khổ

Đây là một điểm lợi và hại của mô hình nhượng quyền mà các nhà đầu tư có thể thấy rõ. Bạn có sẵn một công thức chung, chỉ cần tuân theo và kinh doanh hoạt động bình thường. Nhưng đôi khi đây cũng là khuôn khổ giới hạn sự sáng tạo và tự do của bạn, khi chỉ cần một hoạt động vô tình đổi màu sơn cửa hàng đã là vi phạm điều khoản giữa hai bên rồi.

 

IV. Tạm kết

Thành thực mà nói, mô hình kinh doanh nhượng quyền thực sự rất tiềm năng đối với các nhà đầu tư. Cùng một chi phí vốn, hình thức kinh doanh dựa trên tên thương hiệu này đem đến cho đại lý một chỗ đứng vững chắc, một mô hình hoạt động bài bản và một hệ thống nhân lực hỗ trợ đằng sau, so với việc xuất phát điểm từ con số 0 là vô cùng lợi thế.

Theo Investopedia, lợi thế từ sự đa dạng các mô hình cũng đem lại cho nhà kinh doanh nhiều lựa chọn tối ưu hơn theo đúng nhu cầu của mình. Một mô hình phù hợp hoàn toàn có thể giúp bạn đạt được mục tiêu kinh doanh tăng trưởng dài hạn và thu hút thật nhiều khách ghé thăm.

Đừng quên theo dõi Konni39 để cập nhật những kiến thức mới nhất không chỉ về nhượng quyền mà còn là cách kinh doanh vận hành của hàng.

 

Hướng dẫn đầu tư nhượng quyền thương hiệu dưới 100 triệu tăng tỷ lệ thành công

Cứ 7 ngày lại có 1 đại lý khai trương

Để lại thông tin để Konni39 tư vấn

    error: Content is protected !!