Cẩm nang bán lẻ

Lợi nhuận thuần – công thức đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh

konni39

12/12/2023

Mục đích cuối cùng của mọi hoạt động kinh doanh đều hướng tới lợi nhuận, làm sao tối ưu hóa nguồn lực để đạt được mục tiêu lợi nhuận. Trong quá trình quản trị nhà kinh doanh luôn cần phải kiểm soát hiệu suất sử dụng nguồn lực đầu vào tạo ra sản phẩm đầu ra, để đánh giá được hiệu quả kinh doanh người ta thường nhìn vào lợi nhuận thuần và tỷ suất lợi nhuận thuần.
Vậy thì lợi nhuận thuần có phải lợi nhuận mà chúng ta hay nhắc đến không? Cách tính lợi nhuận thuần như thế nào? Hãy cùng Konni39 tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

I. Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh

1. Tìm hiểu về lợi nhuận thuần (net profit)

Lợi nhuận là gì?

Trước hết lợi nhuận được tính từ doanh thu sau khi trừ đi các khoản chi phí bỏ ra để sản xuất như chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí nguyên vật liệu và sản xuất đối với doanh nghiệp sản xuất và chi phí nhập hàng bán với doanh nghiệp thương mại.

Lợi nhuận phản ánh sự hiệu quả của quá trình kinh doanh, là phần không thể thiếu của báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Lợi nhuận cần được đánh giá theo giai đoạn định kỳ hoặc trong các đợt áp dụng chương trình khuyến mãi lớn, có sự biến động trong thu nhập của doanh nghiệp.

Lợi nhuận thuần đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận thuần đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận thuần là gì?

Lợi nhuận thuần (net profit) hiểu một cách đơn giản là phần còn lại cuối cùng của lợi nhuận sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí và khoản lỗ phải bù vào. Đây là một chỉ số quan trọng để đo lường hiệu suất kinh doanh.

Khác với lợi nhuận gộp (phần lợi nhuận sau khi trừ đi các chi phí trực tiếp liên quan đến sản phẩm đó) lợi nhuận thuần loại bỏ toàn bộ chi phí cả chi phí hàng bán và cả các chi phí quản lý doanh nghiệp khác.

Bằng lợi nhuận thuần doanh nghiệp hay chủ cửa hàng khi buôn bán đa nền tảng có thể xác định rõ được lãi ròng, tính toán toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh, đưa ra cái nhìn tổng thể nhất về hiệu quả.

2. Cách tính lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Sau khi xác định được doanh thu và các loại chi phí ta có công thức tính lợi nhuận thuần như sau:

Lợi nhuận thuần = Doanh thu – tổng chi phí hoạt động doanh nghiệp

Hay còn có thể tính lợi nhuận ròng và lợi nhuận gộp:

Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – Các chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Tổng chi phí trong công thức đầu tiên bao gồm nhiều loại chi phí của doanh nghiệp trong đó luôn phải kể đến chi phí hàng bán, chi phí hoạt động bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp… Các nhà kinh doanh luôn hi vọng lợi nhuận ròng chiếm tỉ lệ cao nhất trong toàn bộ lợi nhuận bởi đó là động lực chính để họ đầu tư vào phát triển xoay vòng vốn.

3. Vai trò của lợi nhuận thuần

Vai trò quan trọng nhất của lợi nhuận thuần là đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh. Khi nhìn vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thông số thể hiện rõ ràng trực quan nhất doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không là lợi nhuận thuần, nó phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp, với quy mô doanh nghiệp như vậy thì sẽ thu được lợi nhuận thuần là bao nhiêu.

Với Konni39, nhìn vào lợi nhuận thuần còn cho biết lãi kết quả hoạt động kinh doanh đến từ đâu.Lợi nhuận có thể tăng nhưng phần tăng đó có thể đến từ từ dòng lợi nhuận đến từ các nguồn thu nhập khác như doanh thu hoạt động tài chính hay tiền thanh lý vật tư chứ không phải là từ hoạt động kinh doanh chính.

Khi lợi nhuận âm chứng tỏ hoạt động kinh doanh đang có vấn đề và cần quy hoạch, kiểm tra lại bộ máy. Bạn cũng có thể quy hoạch lại giá vốn hàng bán, mức chi phí cho hoạt động sản xuất, marketing để cân bằng lại lợi nhuận thuần.

Lợi nhuận thuần là cơ sở để các nhà quản trị hoạch định chính sách cho doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần là cơ sở để các nhà quản trị hoạch định chính sách cho doanh nghiệp

Lợi nhuận thuần như một bức tranh toàn cảnh phản ánh toàn bộ thực trạng tài chính của doanh nghiệp, các nhà kinh doanh thì nhìn vào con số này để quyết định xem mặt hàng này có sinh lời tốt hay không để có phương án tái đầu tư hoặc dừng nhập hàng, còn các nhà đầu tư thì nhìn vào con số này để quyết định xem có nên đầu tư vào một doanh nghiệp hay một ngành hàng nào đó không.

4. Tỷ suất lợi nhuận thuần (Net profit margin ratio)

Khi quy mô hoạt động kinh doanh càng lớn thì kéo theo mức lợi nhuận cũng lớn tuy nhiên không phải lợi nhuận cứ cao là doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, để đo lường chính xác và sát với thực tế nhất người ta sử dụng tỷ suất lợi nhuận thuần.

Ta tính tỷ suất lợi nhuận thuần theo công thức:

Tỷ suất lợi nhuận thuần = Lợi nhuận thuần/doanh thu

Công thức cũng đã thể hiện ý nghĩa của việc tính tỷ suất lợi nhuận thuần nó cho biết khả năng sinh lời trên một đồng doanh thu, đây là chỉ số phản ánh rõ ràng nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nếu chỉ số này thấp chứng tỏ doanh nghiệp đang hoạt động trì trệ khả năng tạo ra doanh thu có vấn đề còn nếu tỷ suất lợi nhuận thuần nhỏ hơn 0 thì tức là doanh nghiệp đang chịu lỗ và hoạt động không hiệu quả, khó có thể mở rộng kinh doanh, cần có những biện pháp thích hợp để quản trị.

 

II. Nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần

1. Kiểm soát và tối thiểu hóa chi phí

Như đã đề cập ở phía trên lợi nhuận thuần là phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ đi tất cả các khoản chi phí. Vì vậy để tối ưu hóa lợi nhuận thuần thì cần phải cắt giảm chi phí. Giảm thiểu các nguồn chi phí không cần thiết, tinh giản bộ máy nhân sự để cắt bớt phí…

Ngoài việc cắt giảm chi phí không thực sự cần thiết, cần phải có kế hoạch kiểm soát nguồn hàng, lượng hàng xuất nhập trong từng kỳ theo biến động thị trường, trữ hàng tồn kho theo định mức phù hợp. Kiểm soát chặt trẽ vật tư hàng hóa, tránh tồn đọng để nhanh chóng xoay vòng vốn.

Tối ưu hóa chi phí tăng lợi nhuận thuần

Tối ưu hóa chi phí tăng lợi nhuận thuần

2. Nỗ lực tối đa hóa doanh thu

Trong thực tế không phải lúc nào cắt giảm chi phí cũng làm tăng doanh thu, chi phí cần được phân bổ hợp lý chứ không nên quá cắt giảm, không có đầu tư sẽ không có thu về. Nếu một doanh nghiệp chỉ có thể dựa vào việc cắt giảm chi phí để duy trì lợi nhuận thì chứng tỏ doanh nghiệp đó đang đi ngang, ít có tiềm năng phát triển. Mục tiêu của doanh nghiệp hướng tới luôn cần là tăng doanh thu, làm thế nào để tối ưu hóa nguồn lực hữu hạn để tối đa doanh thu, phát triển sâu rộng và lớn mạnh.

Tăng doanh thu luôn là mục tiêu của mọi doanh nghiệp

Tăng doanh thu luôn là mục tiêu của mọi doanh nghiệp

Có thể bạn quan tâm:

Chiến lược định giá sản phẩm bùng nổ doanh thu 2023

2. Cân bằng tài chính đảm bảo lưu thông dòng tiền

Mỗi doanh nghiệp đều cần có kế hoạch tài chính rõ ràng, thể hiện rõ mục tiêu tài chính trong năm tài khóa đó và kế hoạch định hướng phát triển lộ trình rõ ràng ít nhất trong 5 năm. Dựa vào báo cáo tài chính trong các kỳ trước để có thể dự đoán doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong tương lai.

Lập báo cáo định kỳ thường niên cũng giúp các nhà quản trị dễ dàng nắm bắt được thông tin, tình hình hoạt động của doanh nghiệp để từ đó có những đường hướng, xử lý và xoay vòng dòng tiền hiệu quả.

Kết luận

Trên đây là những thông tin tóm gọn nhất về lợi nhuận thuần, dòng lợi nhuận quan trọng, phần còn lại cuối cùng của doanh thu sau khi trừ đi tất cả chi phí, phản ánh toàn bộ hiệu quả hoạt động kinh doanh, dựa vào lợi nhuận thuần hay tỷ suất lợi nhuận thuần các nhà quản trị có thể đưa ra phương hướng, kế hoạch cho doanh nghiệp.

Mong những chia sẻ kiến thức này có thể giải đáp các thắc mắc của bạn về lợi nhuận thuần, nếu bạn quan tâm đến kinh tế, muốn kinh doanh nhưng chưa có nhiều kiến thức còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay với Konni39 để trở thành một phần của chuỗi cửa hàng Nhật nội địa top đầu Việt Nam!

 

Cứ 7 ngày lại có 1 đại lý khai trương

Để lại thông tin để Konni39 tư vấn

    error: Content is protected !!