Cẩm nang bán lẻ
konni39
18/10/2023
Khi mà nói về pricing thì mọi người hay nghĩ về chiến lược giá, chiến lược có nghĩa là kết hợp nhiều yếu tố khác nhau để phục vụ mục đích chính hay một bài toán rõ ràng. Thế còn cách định giá bán sản phẩm, việc sản phẩm này bán bao nhiêu tiền, cốc cafe này bán 60k có đc không thì ít người nhắc tới.
Sự thật là đến tận bây giờ vẫn còn chủ đại lý có xu hướng đặt giá theo cảm tính, cảm tính tức là sao, khi là mình cảm thấy hàng hóa của mình có chất lượng cao, hay mình cảm thấy sản phẩm của mình tốt hơn đối thủ thì mình xứng đáng được trả giá cao hơn. Việc định giá bán sản phẩm một cách chủ quan, thiếu căn cứ như vậy sẽ ảnh hưởng đến doanh thu lâu dài của cửa hàng, vậy phải định giá bán sản phẩm thế nào cho đúng, có những quy trình gì hãy cùng Konni39 tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Đối với doanh nghiệp thương mại nói chung và các cửa hàng bán lẻ nói riêng, việc định giá sản phẩm sao cho hợp lý đóng vai trò quan trọng quyết định đến doanh thu và lợi nhuận. Vậy thì định giá sản phẩm là gì? Đây chắc chắn là một câu hỏi không mấy xa lạ với các nhà kinh doanh, chủ cửa hàng, việc định giá bán sản phẩm là quá trình niêm yết một mức giá cho một loại sản phẩm bất kỳ, đảm bảo được các yếu tố về chi phí, giá trị cảm nhận của khách hàng và có sức cạnh tranh với đối thủ.
Mức giá bạn tiêu dùng hằng ngày chính là thành phẩm của quá trình định giá sản phẩm này, thoạt nghe có vẻ đơn giản nhưng ai làm nghề mới biết đây quả thực là một quá trình phức tạp và tốn nhiều công sức cho dù bạn có nắm rõ các cách định giá bán sản phẩm đi chăng nữa.
Làm thế nào để định một mức giá phù hợp với sản phẩm và người tiêu dùng
Một mức giá được định lượng hợp lý phải phụ thuộc vào chiến lược giá mà doanh nghiệp, hay các chủ đại lý đặt ra cho cửa hàng hoặc chuỗi sản phẩm của mình. Hoạt động định giá phải dựa trên các yếu tố thực tế như thị trường, nhu cầu và khả năng chi trả của khách hàng, số vốn bỏ ra thì mới có thể đưa ra một mức giá hợp lý nhất.
Có một chiến lược định giá nhất quán sẽ giúp cho việc định giá bán sản phẩm thống nhất hơn và hướng tới tệp khách hàng mà doanh nghiệp mong muốn, từ đó toát lên những giá trị, khẳng định thương hiệu của mình.
Tìm hiểu thêm:
Để kinh doanh có lãi, như đã đề cập ở trên, mức giá xây dựng cho sản phẩm chịu ảnh hưởng từ nhiều khía cạnh, và đây cũng là một quá trình không hề dễ. Một mức giá quá thấp sẽ khiến khách hàng nghi ngờ chất lượng sản phẩm đồng thời cũng không đảm bảo lợi nhuận, một mức giá cao bạn sẽ phải cân nhắc đối tượng khách hàng và chất lượng sản phẩm của bạn đã đáp ứng được thị trường hay chưa.
Vậy thì phải làm thế nào để giải đáp cho bài toán khó này, hãy cùng Konni39 tham khảo một sốCách xác định giá bán sản phẩm sau đây nhé.
Khi bắt tay vào định giá cho một sản phẩm nào đó, yếu tố đầu tiên người ta cần quan tâm đó là chi phí làm ra sản phẩm hay giá vốn hàng bán đối với các doanh nghiệp thương mại, các chủ đại lý. Đây là cách xác định giá bán sản phẩm đơn giản và dễ xác định nhất bởi các yếu tố cấu thành đều được định rõ ràng ví dụ như: giá nhập vào, chi phí vận chuyển, chi phí thuê kho vận,…
Doanh nghiệp hoặc các chủ đại lý sẽ có thể chủ động xác định được tổng chi phí, sau đó công việc còn lại của định giá đó chỉ là lấy phần tổng chi phí đó cộng thêm một phần lợi nhuận mong muốn. Phần lợi nhuận này phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp với kỳ vọng công sức bỏ ra và bao gồm các yếu tố rủi ro có thể gặp phải.
Định giá bán sản phẩm dựa trên chi phí cách định giá trực quan nhất, đảm bảo cửa hàng không bị lỗ
Thông thường mức lợi nhuận này sẽ ở mức 30 – 40% đối với các doanh nghiệp lớn, đã tồn tại lâu trong ngành, còn với các cửa hàng bán lẻ nhỏ biên độ lợi nhuận thường rơi vào khoảng 50 – 60%. Tuy nhiên đây sẽ chỉ là mức tham khảo, bạn nên cân nhắc kĩ với chiến lược giá của mình, hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu để định một mức giá hợp lý.
Với các chủ đại lý mua nhượng quyền, bạn có lợi thế là có một doanh nghiệp hỗ trợ bạn trong việc định giá sản phẩm cũng như có cơ hội nhập hàng với mức giá rẻ hơn thị trường, vì vậy bạn có thể cân nhắc set giá thấp hơn thị trường một chút để tạo lợi thế cạnh tranh cho cửa hàng.
Khi nhắc đến cảm nhận của khách hàng, bạn sẽ nghĩ ngay đến một vấn đề khá trừu tượng và có vẻ khó khăn trong việc đo lường giá trị này. Tuy nhiên, việc định giá bán sản phẩm dựa trên những nhận thức, cảm nhận của người mua chứ không phụ thuộc vào người bán lại mà một cách định giá thường xuyên được sử dụng, thường được kết hợp với các chiến dịch marketing khác, tạo cho khách hàng một cảm giác thỏa mãn hài lòng khiến cho họ sẵn sàng chi tiền để sở hữu sản phẩm đó.
Làm khách hàng hài lòng sẽ khiến họ sẵn sàng chi trả cho sản phẩm
Khi định giá, người bán thường có xu hướng quan tâm đến thu nhập của người tiêu dùng, ví dụ như một người thu nhập 50 triệu thì sẽ có thể chi trả cho một sản phẩm 1 triệu đồng. Tuy nhiên, không quan trọng là họ có thể chi trả bao nhiêu tiền mà là họ sẵn sàng chi trả bao nhiêu tiền. Đôi khi mức giá của một sản phẩm cũng phản ánh giá trị của nó, và khẳng định giá trị của người sở hữu.
Đó là một mức giá ở khách hàng có thể chọn mua ở bất kỳ thời điểm nào, những người khách hàng tìm mua sản phẩm ở mức giá thấp nhất, hay mua theo combo, hay là mức giá luôn luôn ưu đãi sẽ là nhóm khách hàng dành cho các định giá này.
Một mức giá phải chăng kết hợp cùng với chất lượng sản phẩm vừa túi tiền, sẽ là sự lựa chọn của không ít người tiêu dùng. Mức giá này sẽ đáp ứng nhu cầu của phần đông khách hàng có xu hướng mua hàng theo giá cả, họ không quá khó tính và phù hợp với nhóm sản phẩm giá trị không quá cao.
Với cách định giá này, sản phẩm sẽ không riêng lẻ một mình mà còn đi kèm với một số sản phẩm bổ sung khác, những tính năng dịch vụ gia tăng để tạo sự khác biệt canh tranh với đối thủ.
Thay vì giảm giá thu thu hút khách hàng có thể ảnh hưởng đến doanh thu thì các cửa hàng có thể thêm các giá trị gia tăng khác ví dụ như bán các combo sản phẩm, một sản phẩm bán chạy với một sản phẩm tồn trữ trong kho với mức giá nhỉnh hơn một chút, vừa khiến khách hàng cảm thấy thỏa mãn khi mua được nhiều sản phẩm với giá hời, vừa tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm.
Thị trường ngành hàng FMCG là một thị trường cạnh tranh gay gắt, ở đó bạn không phải là người duy nhất cung cấp sản phẩm dịch vụ mà phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ khác. Vì vậy, giá cả sẽ phụ thuộc vào thị trường, bạn sẽ phải cân nhắc tất cả các mức giá do đối thủ đặt ra ở trên thị trường sau đó lựa chọn đối thủ trực tiếp của mình và định giá bán sản phẩm hoặc là hơi nhỉnh hơn hoặc là hơi thấp hơn so với đối thủ trực tiếp đó, để trực tiếp hướng vào khách hàng của họ.
Cạnh tranh về giá nhắm thẳng vào tệp khách hàng của đối thủ
Về trực quan khách hàng sẽ không biết một sản phẩm với mức giá đó là đắt hay rẻ, người tiêu dùng sẽ phải sử dụng các khung tham chiếu, họ so sánh giá sản phẩm này với sản phẩm khác. Tuy nhiên, người tiêu dùng ngày nay ngày càng khó tính, một mức giá rẻ hơn chưa chắc đã là sự ưu tiên của họ, đôi khi một mức giá nhỉnh hơn lại là lời khẳng định chất lượng của sản phẩm xứng đáng cao hơn các sản phẩm khác.
Chiến lược này sẽ phù hợp hơn với các chủ đại lý có mạng lưới quen biết rộng hoặc nhanh nhạy với thị trường giá hiện nay. Ở chiến lược này, các chủ đại lý có thể linh động cập nhật mức giá liên tục để phù hợp với khả năng và nhu cầu mua hàng của khách hàng. Các yếu tố giá sẽ cần đánh giá dựa trên Mức độ cạnh tranh hiện nay, chuỗi cung ứng hàng hóa, thời gian, vị trí địa lý và các điều kiện của thị trường hiện nay, …
Chiến lược định giá chỉ phù hợp với các ngành hàng như Thương mại điện tử, Bán lẻ, khách sạn và hàng không – những thị trường dựa mạnh vào nhu cầu khách hàng và dễ bị ảnh hưởng bởi các biến động. Bạn nên có một nền tảng về mức giá hay công thức tính giá sẵn trước khi quyết định lựa chọn cách định giá sản phẩm theo hướng linh động như này.
Trên đây chúng tôi vừa chia sẻ cho bạn một số cách xác định giá bán sản phẩm cho sản phẩm. Có thể khẳng định rằng nhiệm định giá không phải là một việc đơn giản, đây là “cơn đau đầu” của không ít các chủ cửa hàng nhỏ, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và là sự kết hợp của nhiều phương pháp để đưa ra một mức giá hợp lý.
Nếu bạn đang có ý định kinh doanh, có kế hoạch muốn mở cửa hàng, còn chần chờ gì nữa hãy liên lạc với Konni39 để trở thành một phần của chuỗi cửa hàng Nhật nội địa top đầu Việt Nam!!!
07/12/2023
06/12/2023
02/12/2023
01/12/2023